en vi

CÂU CHUYỆN ĐẰNG SAU CHIẾC ĐÈN LỒNG HỘI AN

CÂU CHUYỆN ĐẰNG SAU CHIẾC ĐÈN LỒNG HỘI AN

Một trong những điều làm nên sự đặc biệt cho Du Khách khi đi du lịch Phố cổ Hội An đó chính là Đèn Lồng. Và hôm nay Maison D'hoian xin trích lục Lịch Sử Đèn Lồng Hội An qua bước chân của một Du Khách trên hành trình Phố Cổ Hội An

Hội An nổi tiếng với những chiếc đèn lồng lụa tinh xảo và lý do của sự nổi tiếng này cũng là điều dễ hiểu. Trước đây, tôi chưa từng cảm thấy mình như Alice lạc vào xứ sở thần tiên cho đến khi thả mình lang thang giữa những khu phố đèn lồng của xứ Hội. Những chiếc đèn lồng làm bằng lụa đủ màu sắc lúc thì đong đưa trên những tán lá cây, khi thì được giăng ngang dọc giữa những con phố đi bộ tạo nên một không khí kỳ ảo tựa như câu chuyện thần tiên. Hệt như một phép màu!

Không ai biết rõ tự bao giờ, nhưng người dân địa phương truyền tai nhau rằng đèn lồng phố Hội lần đầu xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ thứ 16 khi mà những người Trung Quốc và Nhật Bản đến định cư tại đây. Thuở ban đầu, lồng đèn chỉ có công dụng để thắp sáng trong nhà. Nhưng do nó quá đổi xinh đẹp, nên người ta còn sử dụng để trang trí trong những ngôi nhà ngày xưa. Giờ đây, đèn lồng đã trở thành một biểu tượng vô cùng hấp dẫn đối với du khách. Các hàng quán san sát nhau tại chợ đêm bán đủ các kiểu dáng đèn lồng cho những người du khách thèm muốn được sở hữu.

Vào thế kỷ thứ 16 và 17, Hội An là một thương cảng sầm uất. Các thương thuyền từ khắp nơi của Châu Á và Châu Âu neo tại đây để trao đổi hàng hoá với thị trấn này. Theo đó, lụa đã trở thành một trong những mặt hàng thương phẩm chủ lực của Hội Anlồng đèn cũng dần trở thành một phương tiện để trang trí nhà cửa. Cứ thế, đèn lồng được đưa vào sản xuất. trở thành một mặt hàng thủ công nghiệp. Người dân địa phương cũng bắt đầu treo đèn lồng với mong muốn mang lại may mắn và ấm cúng cho thành phố này. Và Phố Hội quả thực đã trở nên đúng như họ ước mong.

Để có được một chiếc đèn thành phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn của quá trình sản xuất: từ chọn tre nứa, vót tre nứa để làm khung đèn, chọn loại vải lụa phù hợp, đến trang trí trên nền lụa...Việc sử dụng vải lụa càng làm cho chiếc đèn lồng trở nên nền nã và đẹp đẽ hơn.

Vào năm 1998, chính quyền thành phố quyết định chọn ngày 14 âm lịch hàng tháng là thời gian tổ chức Đêm hội Đèn lồng. Vào những đêm này, thay cho những bóng đèn trong nhà và hàng quán, người dân địa phương thắp những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, họ cho mình cơ hội để khoe bày những đặc phẩm  được làm từ những loại gỗ hiếm nhất, với những thiết kế cực kỳ tinh tế được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, đèn lồng với đủ chủng loại luôn sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu mua sắm của du khách khắp nơi trên thế giới.

Chúng tôi may mắn đến với Phố Hội vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch khi thành phố tràn ngập ánh sáng rực rỡ của đèn lồng. Thật khó mà nói là lễ hội được tổ chức chỉ vào ngày này hay là mỗi ngày. Nhưng điều này cũng không thực sự quan trọng trong quyển sách của tôi – Bởi vì tôi đã tận hưởng đèn lồng trong mỗi phút giây.